Những lưu ý khi mở trung tâm dạy thêm mà bạn nên biết

Trong những năm gần đây, nhu cầu học thêm của học sinh đã ngày càng tăng cao. Do đó, nhiều trung tâm dạy thêm ngoài trường đã được mở ra với quy mô khác nhau. Để đảm bảo hoạt động của trung tâm dạy thêm hợp pháp, chúng ta cần tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật đối với việc mở trung tâm dạy thêm. Hãy cùng BOGOUNVALNG tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trung tâm dạy thêm là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về khái niệm “trung tâm gia sư” (hay còn gọi là trung tâm dạy thêm). Tuy nhiên, dựa trên hoạt động của trung tâm thì ta có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Trung tâm gia sư là một tổ chức có hoạt động dạy thêm ngoài trường học, với mục đích bổ trợ kiến thức cho học sinh và thu phí.
  • Các nội dung giảng dạy tại trung tâm dựa theo chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên không thuộc phạm vi chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trung tâm dạy thêm là mô hình giáo dục phổ biến hiện nay

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ và thủ tục mở trung tâm dạy thêm

Nếu bạn muốn mở trung tâm dạy thêm, bạn nhất định phải tuân thủ những điều sau đây:

Hồ sơ

Theo quy định tại Điều 12 của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm và học thêm ngoài trường, bao gồm:

  • Tờ đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm.
  • Danh sách trích ngang của người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm.
  • Đơn xin dạy thêm, kèm theo ảnh của người đăng ký dạy thêm.
  • Bản sao hợp lệ của các loại giấy tờ chứng nhận trình độ đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn của người tổ chức dạy thêm và người đăng ký dạy thêm.
  • Giấy khám sức khỏe do Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên.
  • Bản kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm, trong đó ghi rõ các nội dung. Bao gồm đối tượng, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất của trung tâm dạy thêm, phương án tổ chức dạy thêm và mức thu tiền học phí.

Chuẩn bị hồ sơ cần thiết

Thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm lập và gửi hồ sơ đăng ký cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm cho cơ quan có thẩm quyền. Theo đó:

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục (nếu được ủy quyền bởi chủ tịch UBND cấp tỉnh) sẽ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm. Đối với trường hợp tổ chức dạy thêm thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình, trong đó chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
  • Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Trưởng phòng Giáo dục (nếu được ủy quyền bởi chủ tịch UBND cấp huyện) sẽ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm. Đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình, trong đó chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Cơ quan cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất của trung tâm dạy thêm.

Bước 3: Trả lời về việc xin giấy phép bằng văn bản

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quyết định sẽ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm hoặc trả lời không đồng ý bằng văn bản cho tổ chức dạy thêm.

-> Tham khảo thêm: Top 10 phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ đáng sử dụng nhất hiện nay

Làm thế nào để mở trung tâm dạy thêm chất lượng và uy tín?

Bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật. Để mở trung tâm thuận lợi và duy trì hoạt động ổn định, bạn nên tham khảo những cách sau đây:

Lên ý tưởng

Việc quan trọng nhất là đưa ra những ý tưởng khả thi và phù hợp với thực tế. Điều này bao gồm việc xem xét về quá trình vận hành và phát triển của trung tâm, khả năng quản lý trung tâm và thành tựu mà trung tâm có thể đạt được.

Theo đó bạn cần phải hình dung cụ thể các công việc và yếu tố quan trọng trong quá trình thành lập, duy trì hoạt động của trung tâm. Ngoài ra, khi lên ý tưởng thành lập trung tâm dạy thêm, cần bổ sung ý tưởng về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chi phí mở trung tâm và các thủ tục cần hoàn thiện để tiếp cận khách hàng.

Lập kế hoạch rõ ràng về ý tưởng mở trung tâm dạy thêm

Xác định đối tượng mục tiêu

Mục đích của trung tâm dạy thêm là truyền đạt và bổ sung kiến thức cho học viên. Vì vậy, khi lên ý tưởng mở trung tâm, cần xác định rõ đối tượng học sinh mà trung tâm hướng tới. Có thể là học sinh lớp 9 chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp, học sinh lớp 12 ôn thi đại học hoặc các bạn học sinh tiểu học. Mỗi đối tượng này đều ảnh hưởng lớn đến việc tìm kiếm giáo viên, sắp xếp và tổ chức lớp học phù hợp.

Chọn cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại kết quả học tập tốt nhất. Địa điểm mở trung tâm cần đảm bảo cung cấp không gian làm việc và học tập tốt nhất. Cơ sở vật chất phải đáp ứng các yêu cầu hiện đại và đầy đủ. Chẳng hạn như thiết bị máy chiếu, máy tính, diện tích lớp học, ánh sáng, bàn ghế,…

Tránh địa điểm mở trung tâm nằm trong khu vực ồn ào, đông người qua lại gây ảnh hưởng đến sự tập trung học tập. Tuy nhiên, trung tâm cần được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc di chuyển của học viên. Mặc khác bạn không cần phải chi ra số tiền lớn để thuê một địa điểm đắc địa vì còn có nhiều chi phí khác như mua sắm thiết bị và thuê nhân lực,…

Tuyển chọn nhân lực

Việc có một đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và uy tín sẽ thu hút được nhiều học viên. Bạn có thể tìm kiếm đội ngũ giảng dạy thông qua các trang tuyển dụng trên mạng xã hội, website,… Tuy nhiên, trung tâm nên cố định số lượng giáo viên cần thiết thay vì tuyển dụng quá đông. Điều này giúp kiểm soát chất lượng của đội ngũ giảng dạy và tiết kiệm chi phí trả lương.

Đối với học sinh cấp 1 và 2, có thể tuyển dụng giáo viên trẻ, không yêu cầu kinh nghiệm quá cao. Đối với học sinh ôn thi đại học, cần chọn giáo viên có chuyên môn tốt và nhiều kinh nghiệm trong việc ôn thi. Trong trường hợp trung tâm dạy ngoại ngữ, nên thuê giáo viên nước ngoài, người bản xứ để việc truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn.

Ưu tiên nhân sự chất lượng

Áp dụng phần mềm hỗ trợ dạy online

Đây là một trong những cách tốt nhất giúp gia tăng doanh thu và độ phổ biến cho trung tâm dạy thêm. Bởi vì không phải ai cũng đủ điều kiện và thời gian để đến trung tâm học tập. Do đó bạn có thể áp dụng các phần mềm dạy học online để tổ chức khóa học trực tuyến từ xa. Điều này còn mang lại những lợi ích cho học viên như:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Học viên có thể linh hoạt học ở bất cứ đâu mà không cần phải di chuyển đến trung tâm. Chỉ cần mở ứng dụng online, học viên đã có thể tham gia vào lớp học. 
  • Sự linh hoạt: Các phần mềm học trực tuyến thường hỗ trợ ghi âm và hình ảnh. Do đó học viên có thể ghi lại bài giảng để xem lại và đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng.
  • Chất lượng âm thanh và hình ảnh cao: Điều này giúp tập trung vào học tập. Đồng thời không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh. Hoặc không gian lớn trong phòng học trực tiếp gây nhiễu đường truyền âm thanh.

Ứng dụng quản lý giáo dục Mona eLMS là một trong những phần mềm hỗ trợ dạy online hiệu quả nhất 2023, đã được hơn 100 trường học, cơ sở giáo dục tin dùng sử dụng.  Phần mềm hỗ trợ quản lý thông tin nhân sự và học viên, giúp lên kế hoạch học tập rõ ràng, sắp xếp lịch học. Tối ưu thời gian và chi phí vận hành cho đơn vị của bạn.

Phần mềm hỗ trợ dạy học online

Thông tin liên hệ Mona Software:

Website: https://mona.software/
Hotline: 1900 636 648
Địa chỉ: 1073/25 CMT 8, phường 7, Tân Bình, Tp.HCM
Email: [email protected]

Những điều cần lưu ý khi mở trung tâm dạy thêm

Việc tổ chức học thêm, dạy thêm tại trung tâm gia sư hoặc trung tâm dạy kèm cần tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Các nguyên tắc bao gồm:

  • Hoạt động giảng dạy phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, không gây quá tải hoặc vượt quá khả năng tiếp thu của người học. Đồng thời, phải đảm bảo hiệu quả trong việc củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách cho người học.
  • Không được dạy những kiến thức mới trước chương trình chính khóa, cũng như không cắt giảm nội dung của chương trình học chính để giảng dạy trong giờ học thêm.
  • Việc đăng ký học phải được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện và có sự đồng ý của gia đình học sinh.
  • Không được tổ chức lớp học thêm, dạy thêm dựa trên lớp học chính khóa.
  • Việc xếp lớp cần căn cứ vào năng lực của học sinh, đảm bảo các học sinh trong một lớp có học lực tương đương nhau.
  • Trung tâm phải chịu trách nhiệm về nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm.

Các trường hợp không được tổ chức giảng dạy tại trung tâm bao gồm:

  • Học sinh đã tham gia học 2 buổi/ngày tại trường.
  • Học sinh tiểu học. Trừ trường hợp rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng về thể dục thể thao, nghệ thuật.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có kiến thức về việc mở trung tâm dạy thêm. Đồng thời áp dụng những kiến thức này trong quá trình thành lập trung tâm dạy học để đạt hiệu quả cao.

Mona Marketing