Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, web application chiếm trên 50% ứng dụng trên thế giới. Vì hầu hết các ứng dụng web đều tương thích với tất cả các thiết bị di động và máy tính. Chính vì thế, thị trường thiết kế lập trình web app ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng của người dùng ngày càng cao. Ứng dụng web hầu hết được tạo ra từ nhiều ngôn ngữ lập trình như: Java, C#, PHP, Python,… Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên công nghệ thông tin lại không biết nên lựa chọn các ngôn ngữ nào, hay cần học những gì để có thể lập trình phần mềm web application. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số nội dung để các bạn có thể dễ dàng nắm bắt và vừa học vừa thực hành thiết kế web app, lập trình website.
Khái niệm về web app
Ứng dụng web là một loại chương trình có khả năng làm cho máy tính và các thiết bị di động thực hiện trực tiếp một công việc cụ thế nào đó mà người dùng mong muốn. Nếu hiểu theo khái niệm mà các web and software company đưa ra thì có lẽ các bạn sẽ cảm thấy trừu tượng. Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu khái niệm web app như sau:
Ứng dụng web chính là một phần mềm ứng dụng nền tảng web để chạy các phần mềm theo mong muốn và nhu cầu của người sử dụng. Thông qua phần mềm web người dùng có thể thực hiện được một số công việc như sau: chia sẻ hình ảnh, tính toán, mua sắm,…vì web app có tính tương tác cao hơn website rất nhiều.
Đối với một số người dùng không rành về công nghệ thông tin, nên họ cứ nghĩ rằng những thứ online vào được bằng trình duyệt web thì đều được hiểu là website cả. Chính vì thế, người dùng thường yêu cầu: website bán hàng, website quản lý siêu thị, thiết kế phần mềm kế toán cho website,… nhưng thực chất thì chúng đều là web application.
Web app và website có gì khác nhau?
Rất nhiều người lầm tưởng website và web app là một, tuy nhiên theo nhận định đến từ giám đốc của mona.software cho rằng đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
- Với một website thông thường, trang web chỉ bao gồm nội dung là văn bản, hình ảnh đơn giản, ít tương tác với người dùng và được tạo ra với mục đích chỉ để cung cấp thông tin cho người đọc, người xem. Những ví dụ thực tế cho loại website này thường là các trang tin tức, chỉ cung cấp nội dung cho người đọc, còn phần tương tác thì khá hạn chế.
- Còn đối với một web app, trang web của bạn có thể tương tác tốt hơn với khách hàng, một ví dụ phổ biến nhất chính là những website bán hàng, nơi mà bạn có thể thao tác chọn, xem sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán ngay trên website. Khả năng tương tác giữa web bán hàng của bạn hoàn toàn hơn một website thông tin bình thường, giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng khi họ có thể mua sắm ngay trên website.
Groove Technology Software Outsourcing Company cho biết web app hoàn toàn đáp úng được những tính năng mà một công nghệ website trong thời hiện đại cần có, bao gồm giao diện, ứng dụng, tính năng cho đến tương tác, trải nghiệm người dùng, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hơn khi mà trực tiếp đóng góp vào quản lý hoạt động kinh doanh cho công ty.
Các nội dung lập trình phần mềm web application cần phải học
Học lập trình là một môn học khá đặc thù về tư duy tuy nhiên nếu bạn có đam mê và chăm chỉ trau dồi, tiếp cận kiến thức mới thì việc tự học lập trình cũng không đem đến nhiều khó khăn cho bạn.
Trước tiên, các bạn phải xác định được kết quả các bạn muốn hướng tời để có thể lập kế hoạch hình dung ra nội dung cần học. Kiến thức ứng dụng web phổ biến hiện nay được các lập trình viên tại đơn vị cung cấp dịch vụ hosting, website chia sẻ có thể hiểu theo sơ đồ sau:
Theo sơ đồ kiến thức này thì nội dung các lập trình viên thiết kế web app cần phải học đó là 3 phần chính: Front End, Back End – App và Back End – Database.
-
Front End
Front End – mặt trước chính là phần giao diện cho phép ứng dụng web giao tiếp với người dùng, nó sẽ được hiển thị trực tiếp trên trình duyệt của người dùng. Để xây dựng thiết kế tốt phần này thì các bạn cần nằm vững các kiến thức liên quan cụ thể sau:
- HTML: dùng để tạo ra trang web, bố cục trang web tĩnh và cấu trúc website.
- CSS: được dùng để định dạng các thành phần của trang web, giúp website đẹp mắt hơn.
- JavaScript: được sử dụng để tạo ra sự tương tác tốt của giao diện web với người dùng. Một thành phần vô cùng quan trọng với bất kỳ website nào hiện nay.
-
Back End – App
Back End – mặt sau đây chính là phần xử lý nghiệp vụ trong lập trình app, nó thường được tạo ra bằng các ngôn ngữ lập trình: Java, PHP, C#, Ruby, Python,… Tùy thuộc vào sở thích và đặc thù của ứng dụng mà bạn xây dựng để lựa chọn ngôn ngữ cho phù hợp.
Các tính năng của web app cũng được xử lý tại đây bởi các lập trình viên có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về nghiệp vụ để đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất.
-
Back End – Database
Back End là bước cuối cùng để hoàn thành lập trình web app, database chịu trách nhiệm lưu trữ và truy xuất dữ liệu phát sinh từ các ứng dụng. Để hoàn thành được phần này bạn cần tìm hiểu 2 phần:
- SQL: Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu, đây là ngôn ngữ nền tảng và phổ biến nhất trong lập trình web.
- Hệ quản trị CSDL gồm: DB2, Oracle, MySQL, SQL Server,…
Tóm lại để trở thành một lập trình viên thiết kế phần mềm web thì bạn cần phải có kỹ năng ở 3 phần: Front End, Back End, Database. Cụ thể nghiên cứu ở các ngôn ngữ: HTML, CSS, JavaScript, MySQL, SQL Server, DB2, Oracle, Java, C#, PHP, Python, Ruby.
Trước tiên bạn cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành của các ngôn ngữ đó và kết hợp chúng lại với nhau để lập trình ứng dụng web. Ngoài ra, khi trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp thì bạn cần những kiến thức chuyên sâu như: Application Framework. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về thiết kế web app bạn có thể truy cập website https://mona.media để tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về lập trình phần mềm web application.
Chọn cho mình một công ty thực tế để ứng dụng kiến thức đã học
Với những kiến thức cơ bản mà bạn có thể tự học, tuy nhiên đó vẫn chưa đủ và cũng như là gì trong các dự án thực tế, điều kiện tốt nhất để bạn có thể phát triển chính là chọn một công ty để ứng dụng những gì mình đã học vào các dự án thực tế. Với việc được là những phần nhỏ trong một dự án lớn, khả năng tư duy cũng như xử lý vấn đề của bạn sẽ được đẩy nhanh hơn.
Tuy nhiên, không phải dễ để một công ty có thể nhận một lập trình viên bởi tính chất công việc đòi hỏi nhiều yếu tố khác. bạn nên bắt đầu với những công start up thay vì những tập đoàn lớn, và Mona Media là công ty mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn, khi làm việc hay thậm chí chỉ là thực tập tại đây, bạn hoàn toàn có thể học được nhiều điều hơn những gì mà bạn biết. Dù gì thì làm thực tế vẫn hơn những ví dụ có sẵn trên mạng.
Tóm lại, bạn cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản cho công việc, sau đó tìm một công ty hay tổ chức để bạn có thể tự mình ứng dụng những gì đã học được vào công việc để hoàn thiện bản thân.