Hiện nay, mã nguồn mở được sử dụng thông dụng trong thiết kế website, lập trình phần mềm. Nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về mã nguồn mở. Kiến thức cơ bản về open source sẽ được cung cấp ở bài viết dưới đây, cùng Bogounvlang tìm hiểu mã nguồn mở là gì nhé.
Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở (Open Source) là các phần mềm, chương trình mà code của chúng được công khai tải về, chỉnh sửa miễn phí. Người dùng có thẻ nâng cấp, phát triển, cập nhật phù hợp với nhu cầu của bản thân đồng thời đem lại lợi ích chung cho những người sử dụng phần mềm đó. Mã nguồn là nội dung mà người sử dụng máy tính không nhìn thấy nhưng những người lập trình lại dễ dàng truy cập. Người sử dụng không được phép kinh doanh sản phẩm dựa trên mã nguồn mở vì đây là tài sản chung. Từ “mở” ở đây nghĩa là mã nguồn có thể dùng cho mục đích thương mại một cách miễn phí hợp pháp, cũng không một đơn vị nào có quyền khuyến nại.
Sử dụng Open Source mang lại lợi ích gì
- Gần như miễn phí: kể cả mục đích cá nhân hay thương mại đều không bị tính phí hoặc chỉ cần chi trả một khoản tiền, bạn có thể sử dụng toàn bộ chức năng của mã nguồn mà không bị giới hạn cũng như vi phạm bản quyền.
- Độ tin cậy cao: phầm mềm mã nguồn sở hữu độ tin cậy cao được lập trình viên phát hiện lỗ hổng lập tức, cải thiện bảo mật để tạo ra sản phẩm tốt hơn.Bảo mật và an toàn thông tin là hai việc hoàn toàn khác nhau. Vấn đề an toàn, an ninh của thông tin không có nghĩa chỉ cần bảo mật mã nguồn và ngược lại.
- Tiện ích, tính cộng đồng: nó cho phép nhiều người làm việc trên một phần mềm mã nguồn nên họ có thể sửa chữa, cải tiến, phát triển các tính năng ưu việt hơn những phần mềm có bản quyền tạo ra lợi ích chung cho cộng đồng.
- Dễ dàng lựa chọn mã nguồn phù hợp: xác định nhu cầu, bạn có thể tìm kiếm trên nhiều website cung cấp, kho phần mềm của HĐH Android, hay trong tiện ích của các bản phân phối Linux,… Với thao tác tìm kiếm trên công cụ Google tùy thuộc vào nhu cầu chúng ta có thể có được Open Source thích hợp.
Rủi ro khi sử dụng Open Source
- Bảo mật vẫn còn hạn chế: vì được công khai nên ai cũng có thể dễ dàng nắm bắt, với những hacker muốn trục lợi lại càng dễ dàng thực hiện ý đồ xấu.
- Xuất hiện xung đột: không chỉ một người tạo ra tiện ích, sáng tạo cải tiến chức năng nên việc tối ưu sẽ không được tốt nhất đôi khi gây ra xung đột trong quá trình sử dụng.
- Thiếu tính độc quyền: phương pháp này không được coi là thiết kế mà chỉ là cài đặt web, tình trạng trang web sở hữu hình thức, chức năng giống nhau là điều không thể tránh khỏi.
Sự phát triển của Open Source trong tương lai
Mã nguồn mở đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn trong thời đại công nghệ số càng ngày càng phát triển. Mọi thứ đều có thể chia sẻ miễn phí, không vi phạm bản quyền, không tốn tiền cho các khóa học, bạn chỉ cần tham khảo những thứ có sẵn. Những ưu điểm của Open Source đang được khắc phục trong thời gian tới một các tối ưu hơn. Doanh nghiệp dựa trên mã nguồn có sẵn lập ra một nhóm phát triển phần mềm riêng biệt nhưng những phát triển đó không được chia sẻ ra ngoài cộng đồng. Việc này có thể giải quyết được vấn đề bảo mật, tính ổn định của khả năng hoạt động. Trong tương lai không xa thì Open Source sẽ còn phát triển hơn nữa, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (Al) thứ được viết trên Python – một mã nguồn mở hoàn toàn.
Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Open Source Software (OSS) là phần mềm mã nguồn mở có mã nguồn (code source) công khai, có tính cộng đồng mạnh mẽ. Nếu phần mềm cộng đồng không thể thay đổi thì là mã nguồn “đóng” hay còn được coi là “độc quyền”. Mã nguồn là nội dung của phần mềm mà chỉ lập trình viên có thể nhìn thấy chỉnh sửa, sử dụng mã nguồn này để phát triển phần mềm khác.
Kiến thức cơ bản cần biết về mã nguồn mở
Đối tượng nào sử dụng mã nguồn mở
Đối tượng chính sử dụng mã nguồn mở là các lập trình viên (coder), họ có thể phát hiện ra các lỗi, sửa chữa hay phát triển phần mềm. Dựa vào điều này họ có thể tránh các lỗi thường gặp đồng thời tạo ra tính năng mới.
Tất cả người dùng internet đều có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở có sẵn để cài đặt website của bản thân, hưởng lợi ích mã nguồn mở đem lại cho cộng đồng.
Một số ứng dụng mã nguồn mở hiện nay
- Hệ điều hành Linux, Unix, Android,…Hệ điều hành mã nguồn mở cho phép mọi người dùng được phép can thiệp vào sâu bên trong bao gồm chỉnh sửa hoặc nâng cấp mã nguồn thành những hệ điều hành mới để sử dụng cho nhu cầu thích hợp mà không thu phí. Linux được coi như nguồn gốc của các hệ điều hành mã nguồn mở hiện nay như Ubuntu, Linux Mint, Fedora và cả hệ điều hành Android cũng do Google phát triển từ Linux lên. Người dùng muốn thay đổi hoặc phát triển vẫn cần phải tuân theo một số giấy phép đặc biệt do nhà giới thiệu đưa ra.
- Các ngôn ngữ lập trình PHP, Java: Ngôn ngữ lập trình là yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực lập trình. Vì mỗi ngôn ngữ chỉ cung cấp những tính năng nhất định nên đa dạng hóa các chức năng bắt buộc các lập trình viên phải biết sử dụng nhiều ngôn ngữ. Được ứng dụng dùng để hiện thực Webmail, bán hàng trực tuyến, đấu giá trực tuyến, wiki, diễn đàn thảo luận, Weblog, MMORPG, Hệ quản trị nội dung…
- WordPress trong thiết kế web: là công cụ, phần mềm mã nguồn mở phổ biến và miễn phí. Không những thế còn là công cụ chính tạo ra website. Với tính năng như phần mềm mã nguồn nên rất dễ sử dụng, bảo mật tốt, hoạt động linh hoạt, tính ổn định cao được đông đảo người sử dụng ưa dùng.
WordPress là một mã nguồn mở được sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Hãy tham khảo ngay dịch vụ mona hosting có thể mang đến đầy đủ ứng dụng mã nguồn mở phù hợp cho mọi nhu cầu.
Những phần mềm nguồn mở phổ biến hiện nay
Một số ứng dụng mã nguồn mở có thể sử dụng song song hoặc thay thế các sản phẩm thương mại trên Window được ưa chuộng:
- Mozilla Firefox: trình duyệt website sử dụng mã nguồn mở phổ biến
- OpenOffice: bộ công cụ phần mềm mã nguồn mở thay thế Microsoft Office
- GIMP: phần mềm chỉnh sửa ảnh số thay thế cho Adobe Photoshop (phần mềm đóng)
- UniKey: công cụ giúp tích hợp chuyển đổi gõ tiếng Việt trên môi trường Window
Một vài hiểu lầm về open source
- Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm không bản quyền. Tất cả các phần mềm đều có người sở hữu, việc “đóng” hay “mở” là do nhà phát triển quyết định được viết ở điều khoản sử dụng.
- Phần mềm nguồn mở đều hoàn toàn miễn phí là sai. Mã nguồn được chia sẻ tự do không có nghĩa ứng dụng được miễn phí hoàn toàn. Các nhà cung cấp sẽ kiếm tiền từ những dịch vụ hỗ trợ đi kèm.
- Phần mềm mở có được hỗ trợ hay không? Phần mềm mở chỉ miễn phí bản quyền, nếu sử dụng dịch vụ hỗ trợ sẽ mất phí. Đôi khi nhóm hỗ trợ và đơn vị phát triển phần mềm chính là hai đơn vị riêng biệt. Đây là hình thức tăng tính cạnh tranh để người sử dụng có đa dạng lựa chọn.
- Phần mềm mã nguồn mở không chỉ dành cho lập trình viên mà cho tất cả những người dùng công nghệ.
- Phần mềm nguồn mở không hạn chế sự sáng tạo mà còn làm gia tăng sự phát triển, tạo lợi ích cho cộng đồng. Các doanh nghiệp đã phải thay đổi cái nhìn trước sự phát triển vượt bậc của phần mềm mã nguồn mở.
Qua những thông tin được chia sẻ bên trên, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ được về mã nguồn mở là gì cũng như những lợi ích mà mã nguồn mở mang lại.
Xem thêm: Những xu hướng công nghệ phần mềm mới nhất hiện nay