Những xu hướng công nghệ phần mềm trong năm 2020

Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội ngày nay thì công nghệ là phần không thể thiếu và công nghệ phần mềm là một trong số đó. Đây được xem là một lĩnh vực phát triển không ngừng theo thời đại và luôn được rất nhiều người theo đuổi mà trong đó các công ty lập trình, công ty công nghệ luôn là người quan tâm hàng đầu. Xu hướng công nghệ phần mềm trong năm 2020 sẽ có nhiều bước tiến mới. Vì thế, nếu có ý định tham gia hoặc tìm hiểu về ngành công nghệ phần mềm thì hãy nắm bắt xu hướng để nhận được những điều thuận lợi nhất nhé!

1. Mạng 5G

Xu hướng công nghệ phần mềm mạng 5G
Xu hướng công nghệ phần mềm mạng 5G

5G là thế hệ mạng di động không dây thứ 5, là kẻ kế thừa cho công nghệ không dây nhanh nhất hiện tại 4G. Theo thông tin từ các chuyên gia nghiên cứu thì mạng 5G sẽ sử dụng dải băng tầng 28, 38 và 60 Ghz và dự đoán thế hệ mạng di động 5G sẽ nhanh gấp 100 lần so với mạng 4G hiện tại, mang tới rất nhiều lợi ích hấp dẫn cho công dân kỹ thuật số.

Theo nguồn tin từ Trend Micro, có thể mạng 5G sẽ sử dụng các trạm HAPS để phát sóng trực tiếp. Đây là những chiếc máy bay treo lơ lửng tại một vị trí cách mặt đất khoảng 20 km rồi phát sinh trực tiếp. Điều đó giúp các tín hiệu mạng được đi thẳng và giảm được tình trạng ngắt quãng từ các vật cản như cao ốc.

Thế nhưng, các nhà khoa học tại Châu Âu lại không ngừng chỉ trích về điều này bởi chúng mang tính kiểm soát quá cao gây nên những rủi ro tiềm ẩn về thông tin cá nhân hay sức khỏe. Hơn nữa nếu sử dụng công nghệ này cho các thiết bị gia dụng mạng 5G trong tương lai có thể gây ra những thiệt hại khó ai ngờ tới. Thế nên mạng 5G trong tương lại vẫn đang gây ra nhiều lo ngại lớn.

2. Internet of Things (IoT)

Số lượng thiết bị IoT được dự đoán có thể chạm mốc 21 tỷ trong vài năm tới. Đây được đánh giá là một trong những thiết bị công nghệ phát triển nhanh nhất, phổ biến với đời sống hằng ngày. IoT ảnh hưởng tới lĩnh vực phần mềm theo nhiều cách khác nhau. Mỗi ngày, mỗi người sử dụng hàng tấn các thiết bị thông minh như ô tô, thiết bị gia dụng, smartphone,… nên phạm vi phát triển phần mềm của IoT cũng cao hơn.

IoT về cơ bản là những thiết bị được kết nối với nhau thông qua wifi nên một lệnh thoại cũng trở nên hữu ích trong mảng này: tăng âm lượng âm thanh thông minh, bạn có thể bật/ tắt TV,… Đây là những thiết bị dễ xâm nhập và tấn công nên cần có những phần mềm an toàn hơn cho môi trường Internet of Things.

Nếu bạn có ý định tham gia vào lĩnh vực IoT thì hãy trang bị đầy đủ kiến thức liên quan tới phân tích dữ liệu, tự động hóa, điện toán đám mây và một số kỹ thuật mới có liên quan tới thiết lập thiết bị IoT. Bên cạnh đó, học về các công nghệ thú vị cũng là cách tuyệt vời để bạn tham gia vào thế giới phát triển phần mềm IoT.

Tham khảo bài viết: IoT là gì? Lợi ích của IoT mang lại cho nhân loại

3. Công nghệ AI phát triển như một loại hình dịch vụ

Công nghệ AI xu hướng công nghệ hiện đại
Công nghệ AI xu hướng công nghệ hiện đại

Software-as-a-Service (SaaS) là một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất – được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm, với những dịch vụ AI có thể giúp đưa AI tới với người dùng mà không cần mức phí quá cao.

Công nghệ AI trong thời gian trở lại đây dần nổi trội hơn và nổi tiếng trên toàn cầu, nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo người dùng. Sức chứa dữ liệu của công nghệ
AI cực lớn với tên gọi Big Data. Cùng với khả năng xử lý khối lượng thông tin lớn trong thời gian cực nhanh, công nghệ AI đã được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp, đem lại những lợi ích vượt trội.

Khả năng xử lý Big Data sẽ đem lại một vị thế mới của công nghệ AI. Đặc biệt là với dữ liệu của các doanh nghiệp và góp phần vào củng cố công nghệ phần cứng. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng gia tốc được các hiệu lệnh trong một thời gian ngắn.

4. Siêu ứng dụng tự động hóa (Hyperautomation)

Hiểu một cách đơn giản thì siêu ứng dụng tự động hóa là quá trình sử dụng công nghệ phức tạp để làm nhiệm vụ thay thế sự can thiệp của con người. Để thực hiện được thì siêu ứng dụng phải sử dụng những công nghệ gồm học máy (ML), trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng cường quá trình xử lý tự động, thay con người thực hiện nhiệm vụ như phân tích, đo lường, giám sát, khám phá, tự động hóa, thiết kế,…

Từ sự xuất hiện của siêu ứng dụng, bản sao số – sử dụng kỹ thuật số phản ánh đối tượng, hệ thống thực tế được thành hình trong một tổ chức.

Một ứng dụng bình thường không thay thế được quyết định của con người, vì thế siêu ứng dụng được tích hợp nhiều công cụ như phần mềm quản lý doanh nghiệp thông minh (iBPMS) và AI, quá trình xử lý tự động bằng Robot (RPA). Mục tiêu là tăng cường các quyết định ra bởi trí tuệ nhân tạo.

Ngoài ra, siêu ứng dụng cũng cho phép doanh nghiệp hình dung chức năng, chỉ số hiệu suất độ chính xác cao, quy trình bản sao số. Bản sao số trở thành phần không thể thiếu đối với quá trình siêu tự động, liên tục cung cấp những dữ liệu thông tin, thời gian tổ chức, thúc đẩy những cơ hội kinh doanh tiềm năng.

5. Xu hướng công nghệ xác thực không cần mật khẩu

Xác thực không cần mật khẩu
Xác thực không cần mật khẩu

Xu hướng công nghệ xác thực không cần dùng mật khẩu ngày càng phổ biến. Bạn có thể thấy rõ nhất qua chiếc smartphone của mình đã dần có những thiết kế giao diện khác đi so với trước kia. Thay vì phải nhập mật khẩu trên màn hình thì bạn có thể mở khóa bằng chức năng nhận diện khuôn mặt, dấu vân tay, nhận diện mẫu mắt,…Một số app hiện nay đã có áp dụng những tính năng xác thực mới này như app ví điện tử, app học tiếng anh, app quản lý phòng trọ,… Bạn có thể tìm thấy những app này tại Mona Media đây là một công ty chuyên phần mềm, thiết kế website, công ty lập trình phần mềm Mona luôn biết cách cập nhật những tính năng mới nhất cho những dự án của mình.

Theo những chuyên gia công nghệ thì việc xác thực không cần mật khẩu sẽ an toàn hơn so với việc bảo mật bằng những con số hay ký tự. Thế nên việc xác thực không cần mật khẩu là một lĩnh vực công nghệ thịnh hành. Thế nhưng đây cũng là một thách đối với nguồn lực kĩ thuật viên.

Nếu có ý định tham gia lĩnh vực công nghệ phần mềm này, bạn cần biết về các phương pháp xác thực mới, đó sẽ là lợi thế rất lớn giúp bạn nghĩ ra được nhiều phương pháp xác thực mới mẻ. Bạn cũng cần phải có tư duy về ngành lập trình phần mềm. Làm gì cũng cần phải có đam mê, khi kết hợp đủ các yếu tố trên thì cánh của ngành công nghệ này luôn mở rộng đối với bạn.

6. Không gian thông minh

Một không gian thông minh là một môi trường vật lý hoặc kỹ thuật số mà con người và những hệ thống hỗ trợ công nghệ tương tác trong một hệ sinh thái theo hướng ngày càng mở, kết nối với nhau. Không gian thông minh sẽ bước vào giai đoạn phân phối nhanh hơn khi công nghệ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, các xu hướng khác như điện toán biên, công nghệ hướng AI, song sinh kỹ thuật số đang hướng tới xu hướng này.

Không gian thông minh đang phát triển ở 5 mảng: Kết nối, tính mở, tính thông minh, độ phối hợp và phạm vi. Về cơ bản, những không gian thông minh đang phát triển khi những công nghệ riêng lẻ làm việc cùng nhau tạo ra một môi trường tương tác. Một ví dụ khái quát nhất về không gian thông minh là thành phố thông minh, đó là nơi kết hợp những cộng đồng doanh nghiệp, dân cư. Những cụm này được thiết kế để có thể tích hợp được những framework hệ sinh thái đô thị thông minh với tất cả những lĩnh vực liên quan tới việc cộng tác xã hội và cộng đồng.

7. Nâng cao khả năng con người

Nâng cao khả năng con người
Nâng cao khả năng con người

Thể chất, kinh nghiệm, nhận thức của con người trong tương lai sẽ được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.

Bằng cách cấy ghép, lưu trữ công nghệ bên trong hoặc trên cơ thể của công nghệ nâng cao thể chất con ngườu tăng giới hạn vật lý cơ thể. Chẳng hạn ngành công nghiệp ô tô khai thác sử dụng thiết bị đeo để cải thiện an toàn cho công nhân. Thiết bị đeo được sử dụng để tăng năng suất của công nhân ở các ngành công nghiệp khác như du lịch và bán lẻ.

Nâng cao thể chất bao gồm: tăng cường cảm giác, bổ sung và tăng cường chức năng sinh học, tăng cường não, tăng cường gen. AI và công nghệ máy học sẽ được định hướng quyết định thay thế cho con người trong quá trình triển khai.

Công nghệ tăng cường nhận thức giúp con người tăng khả năng suy nghĩ và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Nâng cao nhận thức cũng gồm một số công nghệ tích hợp trong não, phương án cấy ghép trực tiếp vào não bộ con người cũng được đề cập tới khi nói tới công nghệ này.

Thế giới công nghệ không ngừng đổi mới và cũng luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Vì thế, nếu muốn sở hữu cho mình một phần trong mảnh đất này thì bạn phải luôn nhạy bén với xu hướng công nghệ phần mềm mới mỗi ngày. Hãy luôn tìm hiểu, trau dồi kiến thức mỗi ngày để hoàn thiện bản thân hơn nữa nhé!

bogounvlang