Kệ sàn mezzanine là gì? Thông số và quy trình lắp đặt

Kệ sàn Mezzanine đang được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn để xây dựng công trình. Đây là giải pháp tối ưu nhất trong việc tiết kiệm không gian trong công trình nhà xưởng. Tuy nhiên, kệ sàn mezzanine vẫn là khái niệm mới đối với những chủ công trình. Hãy cùng Bogounvlang tìm hiểu rõ hơn về kệ sàn này, để ứng dụng hiệu quả vào công trình xây dựng nhé.

Kệ sàn mezzanine là gì?

Tìm hiểu chi tiết về kệ sàn Mezzanine
Mẫu kệ sàn Mezzanine

Kệ sàn Mezzanine hay còn gọi với tên gọi khác là sàn công nghiệp thuộc hệ thống kệ sàn của thương hiệu Mezzanine. Kệ sàn này được thiết kế thuộc dòng kệ để chứa các hàng hóa có trọng tải nặng.

Kết cấu sàn chia thành nhiều tầng chồng lên nhau cùng với các thanh giằng ngang, thanh giằng chéo và chân trụ chắc chắn. Xung quanh của kệ thường được bọc bởi tường lưới chắn hoặc các giàn lan can để đảm bảo hàng hóa khi chất lên không bị rơi rớt. 

Các chân trụ được đúc từ các chất liệu hợp kim sắt thép cao cấp. Các thanh kệ sàn có thể thiết kế từ thép, gỗ cứng cáp và có khả năng chịu lực cao. Đảo bảo chịu được trọng tải lên đến 1600kg, có lợi cho các doanh nghiệp có lượng hàng hóa nhiều.

Thiết kế của sàn mezzanine là một hệ thống sàn bán cố định, thích hợp cho những vị trí bị hạn chế chiều cao. Đồng thời với kệ sàn này, chúng ta có được một vùng không gian trống bên dưới, có thể tận dụng với nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra,  kệ sàn khá dễ dàng để di chuyển thay đổi vị trí, đáp ứng nhu cầu đa dạng của chủ doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của kệ sàn mezzanine

Ưu và nhược điểm của kệ sàn mazzanine trong công trình
Kệ sàn mazzanine trong công trình

Ưu điểm kệ sàn mezzanine

Kệ sàn mezzanine đang được khá nhiều chủ thầu thiết kế lựa chọn sử dụng vì những tính năng và sự tiện lợi của nó. Đặc biệt là những ưu điểm sau:

  • Diện tích chứa hàng cao: Kệ sàn được thiết kế đặc biệt với những thanh kệ đan vào nhau, làm tăng khả năng chứa hàng so với những sản phẩm cùng kích thước. Khả năng tăng diện tích của dàn mezzanine có thể lên đến 200 – 300%, nên đây chính là lựa chọn lý tưởng cho các chủ đầu tư.
  • Sức chứa vượt trội: Kệ sàn mezzanine có sức chứa lớn, lên đến 1600kg hàng hóa mà không bị biến dạng.
  • Hiệu quả chi phí kinh doanh: Kệ sàn mezzanine được thiết kế chiếm ít diện tích và vô cùng thích hợp với những nơi bị hạn chế chiều cao. Đây là một giải pháp tối ưu, không tốn chi phí mở rộng diện tích kho chứa hàng.
  • Kết cấu đơn giản: Kệ sàn mezzanine được lắp ráp từ các thanh thép tạo thành khung và ván ép chịu lực. Với kết cấu này, mọi người khá dễ dàng để lắp ráp và sở hữu một kệ chứa đồ vững chắc. Khung kệ được thiết kế khá thoáng nên cho dù đặt ở nơi có diện tích hẹp cũng nhìn không bị bí.
  • Tiện ích về không gian: Thiết kế của kệ sàn mezzanine chiếm khá ít diện tích. Mọi người có thể đặt ở văn phòng, nhà ở, nhà thép tiền chế, kho hàng,… tùy ý mà không lo bị chiếm diện tích quá nhiều. Đồng thời việc di chuyển vị trí của kệ sàn cũng khá nhẹ nhàng và đơn giản.

Nhược điểm kệ sàn mezzanine

Bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ có mặt tốt và mặt chưa tốt. Kệ sàn mezzanine được ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội, luôn là lựa chọn đầu tiên của các chủ đầu tư. Nhưng kệ mezzanine cũng có một số nhược điểm nhất định:

  • Khung của kệ sàn này được lắp ráp từ các thanh thép cao cấp chắc chắn tuy nhiên lại sử dụng ván ép để làm kệ chứa đồ. Gỗ ván ép qua thời gian sẽ rất dễ bị mục dẫn đến tải trọng không thể chứa được như ban đầu, có khả năng gãy ván khá nguy hiểm.
  • Là một kệ sàn có khả năng tối ưu diện tích khá cao nhưng với tải trọng 1600kg thì vẫn còn khá ít đối với các kho chứa hàng lớn. Kệ sàn mezzanine sẽ thích hợp hơn cho các văn phòng hoặc kho hàng nhỏ tư nhân.
  • Khi so sánh việc phải mở rộng diện tích thì chi phí kệ sàn sẽ ít hơn. Tuy nhiên, chi phí ban đầu bỏ ra để gia công và lắp đặt hệ thống kệ sàn lại khá cao so với mặt bằng chung. 
  • Trong trường hợp kệ sàn cao, bạn sẽ tốn thêm chi phí cho việc lắp thêm tường lưới chống rơi rớt và hệ thống thang để di chuyển hàng hóa. 
  • Nếu kho chứa có diện tích quá lớn với chiều cao hơn 10m, thì kệ sàn mezzanine sẽ không được phát huy toàn bộ ưu điểm, dẫn đến việc lắp đặt kệ khá phí và không phù hợp. 

Thông số và quy trình lắp đặt kệ sàn mezzanine

Quy trình lắp đặt kệ sàn mazzanine
Kệ sàn mazzanine sau khi lắp đặt

Thông số kỹ thuật

Kệ sàn mezzanine là một thành phần đơn giản trong công trình, nhưng các thông số kỹ thuật chặt chẽ, nhằm tính toán về số lượng  trong thi công kết cấu thép trong nhà thép tiền chế ,lắp đặt được diễn ra chính xác nhất. Các thông số kỹ thuật cụ thể của kệ sàn như sau:

  • Tùy thuộc và diện tích và số tầng của kệ sàn mà tải trọng giao động từ 50 – 2000 kg / m2.
  • Khoảng cách tối đa giữa các cột trong khung là 8m hoặc có thể xê dịch theo ý khách hàng. 
  • Mặt sàn có thể sử dụng tôn, ván gỗ. Khung chân sẽ sử dụng chân omega hộp hoặc dập lỗ tùy mong muốn của khách hàng.
  • Chiều cao của kệ có thể phụ thuộc và diện tích kho chứa hoặc theo ý khách hàng. Nhưng chỉ có thể giao động trong mức từ 3 đến 10m.
  • Kích thước và độ dày của các thanh thép trong khung kệ sẽ phụ thuộc vào độ nặng của hàng hóa. Ví dụ: Tải trọng trong khoảng 500 – 1000kg thì kích thước sẽ là 5cm, hàng hóa nặng trên 1000kg kích thước là 8cm,…
  • Phương pháp để lấy hàng xuống và sắp xếp hàng hóa lên chính là sử dụng các loại xe chuyên dụng như xe thang hoặc xe nâng. Nếu kệ sàn nhỏ, chứa hàng hóa có tải trọng thấp thì có thể mang vác bằng tay.
  • Hiện nay màu sơn tiêu chuẩn của kệ sàn mezzanine là 3 màu xanh, cam, xám. Nhưng nếu khách hàng có mong muốn yêu cầu màu khác thì vẫn có thể sơn theo ý khách hàng.

Quy trình lắp đặt

Để có được 1 kệ sàn mezzanine hoàn chỉnh, mọi người cần thực hiện đầy đủ các bước sau: 

  • Bước 1: Đầu tiên các chủ đầu tư sẽ tìm đến các địa chỉ chuyên lắp đặt kệ sàn mezzanine để được tư vấn và tham khảo các loại sản phẩm
  • Bước 2: Khi đã thảo luận và thống nhất kế hoạch với bên xây dựng, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Tiếp theo các bạn kỹ thuật viên của công ty sẽ đến khảo sát địa điểm và chuẩn bị cho công tác lắp ráp kệ sàn.
  • Bước 3: Quá trình lắp ráp kệ sàn sẽ hoàn toàn do bên công ty xây dựng. Các chủ đầu tư chỉ có nhiệm vụ theo dõi tiến trình thi công.
  • Bước 4: Khi việc thi công đã được hoàn tất, phía công ty sẽ tiến hành bàn giao lại cho chủ đầu tư và kết thúc hợp đồng.

Nguyên lý hoạt động của kệ sàn mezzanine

Nguyên lý hoạt động của kệ sàn mazzanine trong công trình
Cách hoạt động của kệ sàn mazzanine

Hệ thống sàn mezzanine được cấu tạo từ một khung xương bằng thép cùng các mặt sàn bằng gỗ ván ép có khả năng chịu lực cao. Kệ sàn này có thể thiết kế với nhiều kích thước khác nhau, được công ty xây dựng nhà công nghiệp lớn tại Việt Nam lựa chọn nhằm mục đích phù hợp với từng loại hàng hóa và vị trí đặt kệ sàn. 

Ngoài ra xung quanh kệ cũng được lắp ráp một tường lưới để chống rơi vỡ các hàng hóa trên cao. Hệ thống các thanh giằng ngang và dọc được ghép khít với chân trụ làm tăng độ chịu lực cũng như chống va đập cho các hàng hóa trên kệ. 

Bốn chân trụ phía dưới được cố định dưới đất để chống rung lắm cũng như xê dịch. Đồng thời trước khi kệ lắp đặt, mặt sàn sẽ được trải những tấm chống trơn trượt làm tăng độ ma sát giúp kệ bám nền chắc hơn. Đối với các kệ quá cao sẽ được lắp đặt thêm thang hoặc hệ thống thang máy để thuận tiện cho việc di chuyển và sắp xếp hàng lên kệ.

Bài viết là những thông tin chi tiết nhất về kệ sàn mezzanine cũng như các thông số và cách lắp đặt. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có thể hình dung và hiểu rõ về kệ sàn này. Từ đó có thể lựa chọn mua kệ sàn phù hợp với công trình của mình.

Mona Marketing