Flutter là gì? Có nên lựa chọn học Flutter hay không?

Khi nhắc đến hoạt động phát triển ứng dụng di động, thông thường mọi người sẽ hay nghĩ đến những ứng dụng gốc (hay còn gọi là Native App). Thực tế, song song đó, vẫn còn rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ bạn tạo nên một ứng dụng di động theo ý muốn của mình, và Flutter là một trong số đó. Vậy Flutter là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nền tảng này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Flutter là gì?

Flutter là một nền tảng do tập đoàn Google sáng lập với mục đích hỗ trợ phát triển các ứng dụng đa nền cho hai hệ điều hành là iOS và Android. Công cụ này được sử dụng rất phổ biến cho nhiệm vụ tạo ra những ứng dụng gốc dành cho Google.

Flutter là gì

Flutter thường bao gồm 2 thành phần mấu chốt:

  • Một SDK (Software Development Kit): Đây là một bộ sưu tập bao gồm những công cụ hỗ trợ cho người dùng có thể phát triển được các ứng dụng nền của mình, thường là các công cụ có trình để biên dịch mã thành các mã gốc dành riêng cho nền tảng Android và iOS.
  • Một Framework (UI Library based on widgets): Mỗi một tập hợp các thành phần giao diện của người dùng đều có thể tái sử dụng một cách dễ dàng, cho phép người sử dụng có thể cá nhân hóa tùy theo nhu cầu riêng của bản thân.

Kiến trúc Flutter như thế nào?

Đối với Flutter, tất cả đều sẽ được quy về các widget và mỗi widget phức hợp khác thường sẽ bao gồm các widget khác ở bên trong. Dựa vào sự kết hợp linh hoạt này mà người dùng có thể phát triển được bất kỳ ứng dụng phức tạp nào.

Groove Technology Company cho biết mọi tính năng tương tác của Flutter đều sẽ được tích hợp vào bất cứ thời điểm nào dựa vào GestureDetector widget. Toàn bộ những trạng thái của widget đều sẽ được các quản lý cập nhật bởi StatefulWidget Widget.

Flutter còn cung cấp những thiết kế class giúp cho bất kỳ các lớp đều sẽ được lập trình sẵn tùy theo các mức độ phức tạp riêng của mỗi tác vụ.

kiến trúc flutter

Các tính năng của Flutter là gì

  • Với các chuyên gia, Flutter đã và đang là một react framework.
  • Sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart đơn giản, dễ học.
  • Hỗ trợ phát triển ứng dụng nhanh chóng và dễ dàng.
  • Trang bị giao diện người dùng đẹp mắt, linh hoạt.
  • Hỗ trợ được nhiều widget khác nhau.
  • Flutter có thể được thể hiện ngay trên cùng một nền tảng hoàn toàn khác.
  • Các ứng dụng có hiệu suất làm việc cao và nhanh chóng.

Ưu và nhược điểm của Flutter là gì

Ưu điểm

  • Sở hữu phần hiệu ứng, hiệu suất ứng dụng rất cao.
  • Giao tiếp gần như trực tiếp với hệ thống.
  • Ngôn ngữ dạng tĩnh nhưng với cú pháp hiện đại (giống như JS, Python, Java), compiler linh động khi dùng AOT (cho sản phẩm cuối) và JIT (cho quá trình phát triển với hot reload).
  • Cho phép chạy được giả lập mobile ngay trên web, rất thuận tiện cho việc phát triển. Các bộ đo lường chỉ số hiệu suất được trang bị sẵn hỗ trợ các lập trình viên kiểm soát tốt hiệu suất của ứng dụng.
  • Có thể sử dụng để xây dựng các nền tảng gắn vào ứng dụng Native nhằm tăng hiệu suất.

Nhược điểm

  • Bộ render UI (giao diện người dùng) được nhóm phát triển gần như viết lại, không liên quan đến UI có sẵn của Framework Native, dẫn đến việc sử dụng bộ nhớ khá nhiều. Bên cạnh đó, các UI không đi chung với OS, mà được phát triển riêng, nghĩa là cùng một phiên bản Flutter, khi tạo ra ứng dụng cho iOS thì iOS 8.x -> 12.x đều giống hệt nhau, tương tự như với Android. Tuy nhiên, UI của Android thì tất nhiên sẽ khác với iOS.
  • Phải học thêm ngôn ngữ lập trình Dart: hiện nay, không có quá nhiều lập trình viên biết về Dart. Cũng có rủi ro là khi học xong thì sẽ phải gắn bó luôn với Dart ở mảng phát triển ứng dụng di động, mà không linh hoạt như JS hay Python, có thể chuyển đổi qua lại giữa front, back hay AI,…
  • Mô hình dữ liệu mới bao gồm BLoC pattern và Dart Streaming. Nếu đã quen với Redux khi làm phát triển React Native, bạn sẽ cần thêm thời gian để học thêm mô hình dữ liệu trong Flutter, tuy nhiên nó cũng không quá khó.
  • Là “con cưng” của Google, nhưng hãng cũng từng nhiều lần bị mang tiếng về việc “bỏ con giữa chợ”. Tuy nhiên, nhìn chung Flutter vẫn là một nền tảng hoạt động rất tốt.

Hướng dẫn cài đặt Flutter

flutter là gì

  • Đầu tiên, bạn thực hiện tải Android Studio về.
  • Tiếp theo, tải Flutter SDK (lựa chọn phiên bản Google đã ra mắt là phiên bản 1.17.2).
  • Sau khi tải xong thì thực hiện giải nén.
  • Khi đã cài đặt Android Studio và Flutter SDK xong, bạn mở Android Studio rồi chọn Start a new Flutter project.
  • Cuối cùng là cài đặt Flutter SDK path, bạn thao tác chọn đến đường dẫn Flutter mình vừa giải nén, click Next và đợi Android Studio thực hiện build ứng dụng có tên flutter_demo đã được viết sẵn bằng ngôn ngữ Dart.

Vì sao nên sử dụng Flutter?

Hỗ trợ phát triển các ứng dụng nhanh chóng

Đa phần mọi tính năng hot reload của Flutter đều hỗ trợ cho người dùng có thể sử dụng thử nghiệm nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ vào khả năng xây dựng giao diện cho người dùng, đồng thời sở hữu những tính năng về sửa lỗi nhanh chóng, Flutter đang dần thu hút khá nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, những trải nghiệm về thực hiện tải lại lần thứ hai đều rất dễ dàng, không làm mất đi trạng thái ở trên emulator, simulator và device đối với cả iOS và Android.

Giao diện người dùng bắt mắt và có tính biểu cảm

Flutter cung cấp cho người dùng các widget built-in vô cùng đẹp mắt. Dựa theo Material Design và Cupertino (iOS-flavor), các API (giao diện lập trình ứng dụng) sẽ thực hiện chuyển động theo nhiều hướng đa dạng, scroll tự nhiên và mượt mà, đồng thời có thể tự động nhận thức được những nền tảng cần thiết.

Quá trình truy cập có nhiều tính năng và SDK Native

Các ứng dụng của bạn sẽ trở nên sống động, trực quan hơn rất nhiều nhờ vào API của platform, SDK của các bên thứ ba và Native code. Từ đó, các lập trình viên sẽ có thể sử dụng lại được mã Java, Swift và ObjC hiện tại của mình. Thêm vào đó, các truy cập sẽ thực hiện được tất cả tính năng mà SDK native dựa trên iOS và Android.

Khả năng phát triển những ứng dụng thống nhất

Nhờ có được những công cụ cũng như các thư viện bổ ích, từ đó người dùng có thể dễ dàng áp dụng được những ý tưởng của mình vào trong chính cuộc sống trên hệ điều hành iOS và Android.

Vì vậy, nếu bạn là người chưa có nhiều  kinh nghiệm đối với mục đích phát triển các thiết bị di động, thì việc chọn lựa Flutter được xem như một phương pháp rất dễ dàng và nhanh chóng cho việc xây dựng nên một ứng dụng di động đẹp mắt và hoạt động hiệu quả.

Hơn nữa, nếu như bạn là một nhà phát triển cho iOS hay Android đã có kinh nghiệm lâu năm thì bạn hoàn toàn có thể ứng dụng Flutter dành cho các View của mình. Từ đó, tận dụng việc viết ra nhiều code từ Java, Kotlin, ObjC, Swift đang hiện hành mà bạn sở hữu.

Lý do nên theo học Flutter

Dễ dàng học tập và sử dụng

Flutter có khả năng hỗ trợ tạo ra một ứng dụng gốc mà không cần sử dụng đến code quá nhiều. Chính vì thế, nếu lập trình viên đã rất thành thạo Java, Swift hay React Native thì có thể vận dụng Flutter một cách đơn giản và thậm chí rất dễ dàng.

Hiệu suất được tối ưu hóa, khả năng biên dịch nhanh chóng

Người dùng có thể thay đổi code của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng kiểm tra được kết quả ngay trong thời gian thực. Việc này còn được gọi là Hot-Reload vì bạn sẽ chỉ tốn một khoảng thời gian ngắn sau khi cập nhật ứng dụng.

Hiện thực hóa ý tưởng của các startup

Nếu như bạn có ý định giới thiệu các sản phẩm của mình đến với nhà đầu tư thì Flutter sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Cụ thể lý do ở đây chính là khi phát triển ứng dụng di động thông qua Flutter sẽ có kinh phí thấp hơn, do bạn không cần thiết phải thực hiện cải tạo duy trì hai phiên bản dành cho iOS hay Android nữa.

Cộng đồng phát triển đông đảo, lớn mạnh

cộng đồng flutter

Flutter đang sở hữu một trong những cộng đồng phát triển vô cùng lớn mạnh và được đánh giá cao nhờ vào sự khởi đầu với chất lượng tuyệt đối. Bạn có thể dễ dàng, thuận tiện trao đổi và chia sẻ mọi thắc mắc của mình về Flutter trên rất nhiều website mà công cụ này đang sở hữu.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của Bogounvlang đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Flutter là gì cũng như những thông tin liên quan đến nền tảng đang rất phổ biến này. Mong rằng bạn sẽ có thể tham khảo và áp dụng những chia sẻ trên vào trong quá trình học tập và làm việc của mình.

Xem thêm: React Native là gì? Tổng hợp những điều cần biết về React Native

Duy Nguyên