Cấy chỉ là gì? Tác dụng của phương pháp cấy chỉ?

Khái niệm cấy chỉ trong y học đã được áp dụng từ những năm 1980 thay cho phương pháp chữa trị bằng thuốc thông thường. Ngày nay, cấy chỉ được nghiên cứu và phát triển nhằm phát huy nhiều công dụng hữu ích của mình hơn, tuy nhiên với một số người thì phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ vì người ta đã quen với các cách chữa trị thông thường như dùng thuốc, phẫu thuật… Hãy cùng tìm hiểu cấy chỉ là gì và tác dụng của phương pháp này nhé.

Cấy chỉ là gì?

Cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh không cần phẫu thuật, sử dụng một đoạn chỉ tự tiêu (chỉ catgut), đưa vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật bằng kim châm, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, dự phòng và phục hồi chức năng. Phương pháp này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm… Phương pháp này bắt đầu được áp dụng  ở Việt Nam từ năm 1960 tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương và địa phương và được giáo sư Nguyễn Tài Thu tại Viện Châm cứu Trung ương thực hiện rộng rãi để chữa bệnh cho hàng loạt bệnh nhân điều trị nội trú, trong đó có chữa bệnh hen phế quản và bại liệt trẻ em vào năm 1982.

Phương pháp cấy chỉ là gì
Phương pháp cấy chỉ là gì

Chỉ catgut bản chất chính là bản chất là một protit tự tiêu, được cấy vào cơ thể sẽ tự tiêu biến trong vòng 15 – 20 ngày (tùy loại chỉ), tức là 1 lần cấy chỉ tương đương với tác dụng từ 15 đến 20 ngày châm cứu. Trong quá trình tự tiêu, nó sẽ xảy ra các phản ứng hóa – sinh tại chỗ, sẽ làm tăng tái tạo protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng. Do đó, nó được ví như liệu pháp chữa bệnh châm cứu được nâng cấp, vừa ứng dụng những công nghệ tiến tiến của y học hiện đại trên cơ sở kế thừa nền tảng y học của Y học cổ truyền, đều cải thiện sức khỏe bằng cách tác động đến huyệt đạo.

Một số ưu điểm của phương pháp cấy chỉ có thể kể đến:

  • Không cần sử dụng thuốc và phẫu thuật, do đó hạn chế sự đau đớn, chảy máu cũng như các tác dụng phụ
  • Hiệu quả nhanh và lâu dài: nhiều bệnh nhân đã cảm nhận được sự thay đổi ngay sau lần cấy chỉ đầu tiên, mà hiệu quả của nó so với châm cứu truyền thống lại hiệu quả hơn 15- 20 lần.
  • Tăng lưu thông máu, tăng thể trạng và sức đề kháng: nhờ tăng cường chuyển hóa protein, hydratcacbon
  • Có thể áp dụng chữa trị cho nhiều đối tượng
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí

Hiện nay cũng có nhiều phương pháp tác động vào huyệt đạo tiên tiến khác như như tiêm thuốc vào huyệt, kích thích điện, kích thích bằng từ, bằng laser… nhưng lại gây đau, chảy máu, gây nhiều tác dụng phụ, chi phí cao… cấy chỉ vẫn là phương pháp được ưa chuộng bởi dưới tác động của chỉ tự tiêu, cơ thể được kích thích để sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch, sinh ra các nội chất có tác dụng giảm đau chống viêm, cân bằng nội tiết, huyết áp, điều chỉnh cơ chế chuyển hóa, an thần… đồng thời dễ dàng phổ cập cho các cơ sở y tế.

Tác dụng của phương pháp cấy chỉ

Với những ưu điểm vượt trội, hiện nay phương pháp cấy chỉ được ứng dụng rộng rãi với hai mục đích chính là: cấy chỉ thẩm mỹcấy chỉ chữa bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng chữa trị các chứng bệnh phổ biến như:

  • Dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang di ứng)
  • Các căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh (tai biến mạch máu não gây liệt nửa người, gây liệt dây thần kinh VII…)
  • Bệnh xương khớp (đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…)
  • Bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày
  • Bệnh về sinh lý phụ nữ (đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt…)
  • Bệnh về sinh lý nam (yếu sinh lý, thận yếu, di tinh, mộng tinh…)
  • Bệnh đau đầu, chứng mất ngủ
  • Suy nhược cơ thể

Lợi ích của phương pháp cấy chỉ

Trong các biện pháp làm đẹp hiện đại, nhiều chị em vẫn truyền tai phương pháp làm đẹp bằng cách cấy chỉ. Đây chính là cuộc cách mạng lớn trong các liệu pháp làm đẹp được phát hiện bởi hẫu thuật viên người Nga Mr Marlen Sulamanidze vào cuối những năm 1990. Khi đó ông đã giới thiệu đến toàn thế giới việc sử dụng chỉ gai làm nâng cơ mặt và chống chảy xệ da.

Theo CPT Sutures Manufacturer thì Chỉ sinh học sẽ tạo nên khung giá đỡ cố định cho các điểm kết nối các tế bào Collagen, Hyalonuric Acid, Elastin… giúp da căng mịn, chống chảy xệ. Làn da của bạn sẽ được duy trì trạng thái tốt trong vài năm, thì những sợi collagen sẽ dần yếu đi và gãy theo thời gian. Phương pháp này được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA công nhận là một phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn và ít biến chứng về sau, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.

Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp cấy chỉ

Không có một phương pháp nào là hoàn hảo 100%, cấy chỉ cũng thế, bản thân nó cũng tồn tại một số nhược điểm dưới đây:

  • Dễ gây chảy máu: nếu chỉ cấy bị lệch khỏi huyệt đạo, đi vào mạch máu hoặc các vùng cơ bên cạnh có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết cho bệnh nhân.
  • Nhiễm trùng da: điều này xảy ra torng trường hợp quy trình vô khuẩn không được thực hiện triệt để khi thực hiện cấy chỉ, có thể khiến chỗ cấy chỉ bị nhiễm trùng.
  • Lây chéo bệnh: nếu kim châm đưa chỉ tự tiêu vào không được tiệt trùng kỹ sẽ dễ gây lây lan các bệnh lây qua đường da liễu hay đường máu.
  • Vượng châm: hiện tượng vượng châm xảy ra khi bệnh nhân căng thẳng, lo lắng quá mức.

Lưu ý khi thực hiện cấy chỉ

Để tránh biến chứng này, bạn cần tìm đến các trung tâm uy tín, được cấp phép thực hiện cấy chỉ để thực hiện. Bác sĩ thực hiện cấy chỉ cần đảm bảo quy trình vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật cấy chỉ cho bệnh nhân, rửa tay sạch và cần đeo găng tay phẫu thuật khi cấy chỉ vào huyệt. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường vùng cấy, cần phân biệt việc nhiễm khuẩn với phản ứng viêm vô khuẩn có thể hình thành sau cấy chỉ vào huyệt.

Thông thường phản ứng viêm là dạng phản ứng của hệ miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một tác nhân bên ngoài hoặc của tác nhân bên trong, kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau, do các mạch máu giãn nở, đưa nhiều máu đến nơi tổn thương. Nhiễm khuẩn thường có kèm theo cả việc chảy mủ, chảy máu, vết thương lan rộng, thậm chí khiến người bệnh bị sốt. Lúc này cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế đã cấy nhằm khắc phục kịp thời.

Công ty chỉ phẫu thuật CPT cho biết rằng phương pháp này cũng không phù hợp khi áp dụng cho các đối tượng bao gồm: người bệnh đang sốt cao, tăng huyết áp kịch phát, phụ nữ đang mang thai, những bệnh nhân dị ứng với thành phần với chỉ tự tiêu, những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu. Trước khi cấy chỉ, tuyệt đối không sử dụng chất có cồn hay chất kích thích, không ăn quá no hay để bụng đói, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Cần lưu ý sau khi cấy chỉ cần kiêng nước trong vòng 8 tiếng đối với chỗ cấy, tránh ra ngoài trời gió, tránh nơi nhiều khói bụi. Trong hai ngày đầu tuyệt đối không làm việc nặng hoặc làm việc quá nhiều hoặc vận động mạnh, tránh xa bia rượu, chất kích thích. Trong quá trình trị liệu nên hạn chế ăn các thực phẩm tanh như tôm, cua, cá… vì những thức ăn này dễ gây dị ứng vùng da cấy.

Không thể phủ nhận những tác dụng tích cực của việc cấy chỉ mang lại, nhưng để tránh “tiền mất tật mang”, ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh hãy lựa chọn địa chỉ đáng tin để thực hiện biện pháp này kể cả chữa bệnh hay phục vụ nhu cầu thẩm mỹ nhé. Hy vọng những chia sẻ từ BogounVlang đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cho cuộc sống này!

bogounvlang