Chipset là gì? Tổng hợp các loại chip sử dụng cho máy tính

Trong giới chuyên môn thường có câu “nhất CPU, nhì chipset”. Đây là những yếu tố đầu tiên mà mỗi khi lắp đặt cho máy tính đều không thể thiếu, đặc biệt là chipset. Vậy chipset là gì? Nó có vai trò như thế nào? Có những loại chipset nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời hết cho bạn những câu hỏi trên.

Chipset là gì?

Chipset được biết đến là một trên bo mạch chủ, nhưng không tách rời như CPU. Chipset được hiểu là một bộ gồm những con chip. Nó đóng vai trò trung tâm, giao tiếp của bo mạch chủ, và là vi điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng. Chipset cũng được biết đến là thành phần xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ bao gồm: CPU, RAM, GPU và ổ cứng. 

Bo mạch chipset
Bo mạch chipset

Ban đầu, bo máy tính được gắn với rất nhiều mạch tích hợp IC. Những IC đó thường là một hoặc nhiều con chip có các chức năng điều khiển thành phần hệ thống như chuột, bàn phím, card đồ họa, mạng, âm thanh,…

Sau nhiều cải tiến, những con chip đơn lẻ được tích hợp vào nhau để tiết kiệm diện tích của bo mạch chủ. Thiết kế bo mạch chipset truyền thống có tên gọi là chipset cầu bắc – cầu nam. Theo thời gian chúng được cải tiến tiện lợi hơn, kiến trúc cầu bắc – nam chipset nhường lại cho một hệ thống đơn giản chỉ có 1 con chip.

Rất nhiều thành phần bộ nhớ, vi điều khiển đồ họa giờ vẫn được tích hợp và được xử lý trực tiếp bởi CPU. Do đó, hầu như hiện tại người dùng sử dụng kết hợp chip và CPU.

Chipset quyết định 4 thứ là:

  • Sự tương thích các phần cứng như CPU, RAM, nơi bạn có thể gắn bo mạch chủ
  • Các tùy chọn mở rộng giúp bạn gắn nhiều thiết bị qua cổng PCI
  • Khả năng ép xung OC
  • Khả năng hỗ trợ công nghệ mới và sự mượt mà của phần mềm cũng phụ thuộc và Chipset, theo công ty kama-software thì mỗi khi các nhà sản xuất chipset tung ra phiên bản mới thì họ cũng phải cải tiến lại hệ thống phần mềm của mình để ứng dụng có thể cài đặt tương thích, hoạt động mượt mà trên bộ vi xử lý mới của thiết bị.

Khi lắp ráp máy, việc lựa chọn phần cứng vô cùng quan trọng. Nhất là CPU và Chipset. Chipset luôn đi cùng bo mạch chủ. Khi đã có chipset hay bo mạch chủ, chúng ta sẽ biết nên chọn phần cứng còn lại như nào, tốc độ cao hay thấp, ổ cứng có bao nhiêu ổ có thể gắn, card đồ họa nào??? Bởi nhu cầu đa dạng và chipset hiện cũng có sự đa dạng với nhiều phiên bản khác nhau.

Vai trò của nó trong hệ thống máy tính như thế nào?

Chipset có 2 vai trò – tác dụng cơ bản:

  • Quyết định các tùy chọn mở rộng
  • Quyết định khả năng OC của hệ thống

Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết 2 vai trò trên:

  • Quyết định các tùy chọn mở rộng

Chipset quyết định các tùy chọn ở phần cứng bởi bus. Phần cứng và thiết bị ngoại vi kết nối với bo mạch chủ thông qua bus. Trong đó có 2 loại bus: bus trong (internal bus) và bus ngoài (external bus).

Điển hình loại internal bus là PCI Express. Nó khai thác các lane để các thành phần card mở rộng, RAM và CPU. Số lượng lane sẵn trên bo mạch chủ tùy thuộc khả năng của CPU và bo mạch chủ. Rất nhiều CPU dành cho desktop của intel hỗ trợ 16 lane và một số CPU thế hệ mới. Với dòng cao cấp hỗ trợ từ 28 – 40 lane. Với bo mạch chủ dùng chipset Z170 thường cung cấp 20 lane. Có thể thấy, hệ thống CPU hỗ trợ 16 lane và bo mạch chủ 20 lane. 

Bởi vậy, nếu bạn gắn hệ thống một chiếc card đồ họa với PCIex16 thì nó sẽ sử dụng 16 lane. Nếu gắn 2 card chạy cầu đôi thì cả 2 có thể chạy cùng nhau với tốc độ tối đa. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ còn 4 lane dành cho thành phần với mục đích khác. Nếu bạn có ý định gắn card mở rộng, bạn phải xem xét khả năng hỗ trợ của chipset và CPU. 

  • Chipset quyết định khả năng OC của hệ thống

Không chỉ có tính tương thích và khả năng mở rộng phần cứng mà chipset còn có khả năng ép xung giúp đẩy xung nhịp các thành phần cứng lên cao hơn so với xung mặc định. Tuy nhiên, việc ép xung sẽ khiến cho điện năng tiêu thụ và nhiệt sản sinh nhiều hơn. Những điều này có thể khiến cho hệ thống bất ổn và giảm tuổi thọ linh kiện. Vì vậy, bạn cần sử dụng  hệ thống với khả năng tản nhiệt tốt. Ví dụ như cơ chế tản nhiệt nước hay sử dụng bộ nguồn cao cấp.

CPU thuộc dòng Intel
CPU thuộc dòng Intel

Một số loại CPU có thể ép xung được như dòng K của Intel hay AMD. Và tất nhiên, không phải chipset nào cũng hỗ trợ ép xung. Chúng cần có một số đòi hỏi, yêu cầu cụ thể để mở khóa khả năng ép xung. Do đó, nếu bạn muốn ép xung chiếc máy tính của mình thì hãy chọn những phần cứng, bo mạch chủ dùng chipset có khả năng ép xung. Nếu không có khả năng này, bạn sẽ chỉ sử dụng được CPU với tốc độ mà nhà sản xuất thiết lập mà thôi.

Tổng hợp các loại chip thường dùng cho máy tính hiện nay

Intel là một thương hiệu cung cấp chip được người dùng tin tưởng nhất hiện nay. Chip intel có rất nhiều dòng với phiên bản khác nhau. Ở bài viết này, Bogounvlang gợi ý tới bạn đọc những loại chip mới nhất của intel:

Skylake

Skylake là vi xử lý thế hệ thứ 6 của intel chạy trên tiến trình 14nm. CPU skylake sử dụng là socket LGA1151 mới nên không tương thích với bo mạch chủ LGA 1150 đang được sử dụng ở bộ xử lý thứ 4 và thứ 5 hiện hành.

Skylake hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR4 và đồng thời hỗ trợ thêm bộ nhớ DDR3 vì intel đã tích hợp chip hỗ trợ DDR3 trong bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp trong CPU Skylake. So sánh với các thế hệ trước, Skylake có hiệu năng, CPU nhanh hơn từ 10 – 30%. Với bộ xử lý này, bạn có thể  thoải mái chơi các game 3D với độ phân giải cao, chi tiết và tốc độ khung hình nhanh hơn, đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm đáng kinh ngạc.

Thông số tổng quan về bộ xử lý Skylake
Thông số tổng quan về bộ xử lý Skylake

Điểm đặc biệt bạn cần lưu ý, Skylake sẽ tương thích với hệ điều hành Windows 7 trở lên. Với các hệ điều hành trước có thể cài đặt nhưng sử dụng không ổn định.

Kabylake

Đây chính là thế hệ tiếp nối Skylake – thế hệ CPU thứ 7. Chip này vẫn được sản xuất với công nghệ 14nm tương tự Skylake nhưng được cải tiến đáng kể về hiệu năng xử lý đồ họa, giúp tiết kiệm điện năng hơn trước tối ưu hơn.

CPU Kaby chủ yếu tập trung vào khả năng xử lý đồ họa. Chúng chạy được video phân giải cao tới 4K, các video 360 độ, có hỗ trợ cả công nghệ thực tế ảo, rất phù hợp cho các designer và được trang bị trên hầu hết máy tính tại công ty Maciek Design. Không những thế, hiệu năng xử lý các ứng dụng cũng được tăng lên, duyệt web tốc độ cao hơn. Nó hỗ trợ bạn chơi game chất lượng hơn nhờ trang bị những chiếc tablet với chiều dày từ 7mm trở xuống.

Đặc biệt hơn, với dòng chip xử lý này, Kabylake còn hỗ trợ laptop có kết nối với card đồ họa gắn rời bên ngoài của máy. Điều này giúp tăng khả năng xử lý đồ họa, hỗ trợ độ phân giải 4K và tăng cường công nghệ thực tế ảo.

Kaby Refreshed

Thế hệ thứ 8 của intel đó là Kaby Refreshed. Đây là vi xử lý dành cho các dòng máy laptop mỏng, ultrabook. vi có mức tiêu thụ điện thấp, chỉ khoảng 15W nên những chiếc laptop sử dụng cần tăng thời lượng Pin đáng kể, phù hợp với thiết kế cấu hình, đảm bảo nhu cầu mỏng nhẹ của thiết bị.

Kết quả hình ảnh cho Kaby Refreshed chipset
Kaby Refreshed chipset

Kaby Refreshed trở thành cánh tay đắc lực, giúp bạn hoàn thành mọi tác vụ một cách nhanh chóng như chỉnh sửa hình ảnh, video nhanh, chuyển đổi chương trình và cửa sổ dễ dàng, mượt mà hơn. Thời lượng Pin cũng lớn hơn.

Không chỉ hỗ trợ phát trực tuyến video 4K UHD mà hệ thống bảo mật của vi xử lý này cũng được nâng cấp, đơn giản hóa, đảm bảo an toàn cho mật khẩu, khóa trình duyệt cùng các thông tin riêng tư.

Coffee Lake

Coffee Lake là thế hệ thứ 8 sau được giới thiệu gần nhất 9/2017. Vi xử lý này có xung nhịp cao,hiệu năng tăng mạnh hơn. Do đó, tiêu thụ điện năng cũng tương tự Kaby Refreshed.

Vẫn sử dụng tiến trình sản xuất 14nm, nhưng Coffee được nâng cấp hiệu năng mạnh mẽ, liên kết đối thủ cho các đối tượng. Đây cũng là chip chơi game được đánh giá là mượt, tốt nhất hiện nay.

Chipset có rất nhiều loại cho bạn có nhiều lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng như chiếc máy tính của bạn.

Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể biết rõ hơn về chipset và cân nhắc lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình. Chúc các bạn thành công.

bogounvlang