Lanh tô là một phần không thể thiết trong quá trình thi công xây dựng. Nói cách khác đây là phần dầm được làm ra bởi nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Vậy lanh tô là gì? Những loại lanh tô nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay? Đặc điểm ra sao? Cùng Bogounvlang theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.
Khái niệm lanh tô là gì?
Tính đến thời điểm hiện tại lanh tô vẫn chưa được định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm xây dựng, đây có thể được hiểu là một thanh ngang được đặt qua các khe hở trong các cửa đi, cửa sổ,… trong công trình nhà ở, công trình xây dựng nhà xưởng. Mục đích chính là để chống đỡ phần tải trọng từ phía trên.
Chiều rộng của lanh tô bằng chiều rộng của tường và hai đầu của nó được chôn vào tường. Lanh tô thường được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy thuộc vào khẩu độ, tải trọng và vị trí xây dựng. Bên cạnh đó nó còn có thể chịu được tác động của lực hoặc không.
Phân loại và cấu tạo của những lanh tô phổ biến hiện nay
Sau đây sẽ là những loại lanh tô được ưa chuộng và thường gặp trong các công trình xây dựng.
Lanh tô gỗ
Lanh tô gỗ từng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhờ tính linh hoạt và sẵn có. Tuy nhiên, với sự phát triển của các vật liệu và kỹ thuật xây dựng hiện đại, gỗ không còn là lựa chọn hàng đầu.
Tuy nhiên, ở một số vùng miền núi, lanh tô gỗ vẫn được sử dụng để xây dựng các công trình nhà tạm bợ hoặc nhà có niên hạn sử dụng thấp. Ngoài ra lanh tô gỗ có thể được gia cố bằng các tấm thép mỏng tại phía trên và dưới. Đây thường được gọi là các tấm lót có rãnh, để tăng độ chắc chắn cho công trình.
Lanh tô gạch
Loại lanh tô này được sử dụng khi khoảng trống cần xây dựng nhỏ hơn 1m và chịu lực nén chủ yếu. Độ dày của lanh tô phụ thuộc vào nhịp và cách xây dựng và thường dao động trong khoảng 10-20cm.
Mặc dù độ bền của lanh tô gạch được đảm bảo và không tốn nhiều cốt thép. Nhưng việc thi công lại khá phức tạp và yêu cầu lượng gỗ, cốt pha hỗ trợ lớn. Ngoài ra, lanh tô gạch dễ bị phá hỏng khi nhà lún không đều.
Lanh tô đá
Đây là loại lanh tô phổ biến ở những khu vực có nhiều đá. Độ dày cửa của nó quyết định đến thiết kế của lanh tô. Thông thường, lanh tô đá là 1 tấm đá liền khối có độ dày tối thiểu là 15cm và có thể bắc qua nhịp dài đến 2m.
Mặc dù đá có khả năng chịu lực, chịu nén tốt, tuy nhiên khả năng chịu kéo lại khá yếu, do đó việc sử dụng lanh tô đá cần thật cẩn trọng. Đồng thời đòi hỏi trình độ của những người thi công xây dựng.
Lanh tô gạch cốt thép
Phương pháp xây dựng lanh tô gạch cốt thép giống với kiểu xây gạch thông thường. Tuy nhiên bắt buộc phải sử dụng thanh thép tròn có đường kính 6mm hoặc thép bản 20x1mm ở phía dưới lanh tô. Đầu thép cần được đặt sâu vào bên trong tường ít nhất là từ 1 – 1,5 viên gạch. Sau đó sử dụng vữa xi măng cát để phủ bên ngoài. Lớp vữa này nên có mác trên 50 và dày từ 2-3cm.
Lanh tô gạch cốt thép chỉ phù hợp cho các khoảng trống có độ rộng nhỏ hơn 2m và kết cấu không chịu ảnh hưởng của lực chất động. Loại lanh tô này thường không chịu được lực hoặc tải trọng lớn. Khi tải trọng lớn hoặc khoảng trống lớn hơn 2m, cần phải xem xét kỹ càng. Đồng thời tính toán để đưa ra biện pháp thi công phù hợp.
Lanh tô thép mạ kẽm
Loại lanh tô dùng cho tường chịu lực lớn và độ rộng của cửa. Nó bao gồm các phần kênh hoặc dầm thép cuộn. Đồng thời có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp khi cần thiết.
Khi được sử dụng riêng lẻ, các dầm thép được nhúng trong bê tông hoặc ốp đá để duy trì chiều rộng bằng với các bức tường. Nếu có nhiều hơn một thiết bị được đặt cạnh nhau, chúng được giữ cố định bằng bộ tách ống.
Lanh tô thép
Mẫu lanh tô thép thường được sử dụng khi kết cấu yêu cầu tải trọng lớn và khoảng hở rộng. Loại thép sử dụng là thép hình và lấy chiều rộng bằng chiều dày của tường. Chiều cao sẽ lấy từ 1 – 3 hàng gạch xây. Chiều dài được chôn sâu vào tường tối thiểu sẽ là 1/15 chiều dài của khoảng trống cửa.
Loại lanh tô thép có nhiều ưu điểm nổi bật. Chẳng hạn sự đa dạng với nhiều hình dáng khác nhau, trọng lượng nhẹ, vượt được khẩu độ lớn và thi công sửa chữa đơn giản.
Lanh tô gạch cuốn
Loại lanh tô này thường chỉ chịu được lực nén chính, có độ bền đảm bảo và tốn ít cuộn thép hơn. Tuy nhiên, việc thi công lanh tô gạch cuốn khá khó khăn, tốn nhiều gỗ cốp pha và dễ bị hư hỏng khi lún không đều.
Hiện nay lanh tô gạch cuốn có thể được chia thành 3 loại: gạch cuốn thẳng, gạch cuốn vành lược và gạch cuốn hình 1/2 tròn. Để xây dựng lanh tô gạch cuốn, cần sử dụng gạch xiên để tạo mạch vữa song song. Tuy nhiên điều này đòi hỏi tốn nhiều công sức.
Lanh tô bê tông cốt thép
Việc sử dụng kết cấu bê tông cốt thép đã trở nên phổ biến và không còn xa lạ với nhiều người. Khi xây dựng lanh tô, chúng ta thường chia thành hai loại:
Loại đầu tiên là bê tông đổ tại chỗ, được áp dụng cho trường hợp cửa sổ và cửa đi có độ cao bằng nhau và lại nằm cạnh nhau. Khi đổ chung một lanh tô hoặc đổ bê tông thành giằng tường, sẽ giúp tăng sự ổn định và vững chắc cho kết cấu của ngôi nhà.
Đồng thời tránh được trường hợp tường bị nứt hoặc đổ do tình trạng lún không đều. Khi sử dụng kết hợp lanh tô và ô văng làm một, việc đổ bê tông tại chỗ là cách tiết kiệm khối lượng công việc trong khi thi công rất hiệu quả.
Loại thứ hai là bê tông đúc sẵn, được tính toán và đúc sẵn phía bên ngoài trước. Sau đó mới đưa lên khoảng trống của tường để làm lanh tô. Độ rộng của lanh tô loại này sẽ bằng độ rộng của tường xây, độ cao có thể bằng một hoặc hai hàng gạch xây (hiếm khi bằng ba hàng gạch). Độ dài sẽ được cân đối để gác vào hai bên mỗi bên từ 20 – 60 cm tùy vào độ rộng của khoảng trống và kết cấu bên trên.
Kỹ thuật chọn ván khuôn phù hợp làm lanh tô
Khi thực hiện công việc lắp đặt lanh tô, cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu sau đây để đảm bảo kết quả đạt được đúng như mong muốn:
- Đảm bảo hình dáng và kích thước phải giống như bản thiết kế.
- Người thi công phải có đủ kiến thức chuyên môn. Điều này giúp họ lắp đặt chính xác theo vị trí yêu cầu.
- Khe hở phải được kín khít và đều nhau.
- Tránh làm hư ván khuôn trong quá trình tháo lắp lanh tô.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về lanh tô là gì? Mong rằng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về định nghĩa, phân loại và cấu tạo của từng loại lanh tô, trước khi ứng dụng trong công trình nhà ở, công trình xây dựng nhà xưởng.