Khi cơ thể của con người bước vào giai đoạn lão hóa thì sức khỏe cũng dần trở nên yếu đi, đặc biệt là về hệ tiêu hóa. Khi đó, những người cao tuổi thường có cảm giác chán ăn và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của họ. Vì vậy, để đạt được trạng thái sức khỏe tốt nhất thì các bạn cần nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già mỗi ngày sao cho phù hợp nhất. Nhưng nếu chưa biết cách chuẩn bị chế độ dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý thì hãy cùng Bogoun Vlang tham khảo ngay nội dung dưới đây.
Yếu tố ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của người già
So với trẻ em, trẻ vị thành niên hay người trưởng thành thì chế độ dinh dưỡng cho người già sẽ có rất nhiều điểm khác biệt. Việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cách hấp thụ thức ăn mỗi ngày và nhu cầu dinh dưỡng, khẩu vị của người lớn tuổi. Dưới đây sẽ là những yếu tố khiến cho dinh dưỡng của người già thay đổi mà bạn nên biết, cụ thể là:
Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm lại
Khi bạn già đi, điều này đồng nghĩa với việc tốc độ trao đổi chất của cơ thể sẽ dần chậm hơn. Đặc biệt, nếu như người già ít tập luyện thể thao và vận động thì sự suy giảm của quá trình trao đổi chất sẽ càng thể hiện rõ ràng.
Khi việc trao đổi chất bị chậm lại thì cơ thể sẽ không đốt cháy nhiều calo. Lúc này, khẩu phần ăn của người già nên được giảm xuống để có thể kiểm soát cân nặng ở mức cho phép, đồng thời nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và ít calo hơn.
Hệ tiêu hóa yếu dần đi
Người già răng thường hay bị yếu, rụng và cơ nhai suy giảm, điều này khiến việc nghiền nát thức ăn trở nên kém hiệu quả hơn. Chưa kể, dạ dày của người già cũng rất yếu, khả năng trương lực và sức co bóp tiết dịch vị đều giảm, nhu động ruột hoạt động kém khiến cho người già dễ gặp phải vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, cơ thể người già cũng ít ra chất lỏng hơn trong khi đây lại là chất rất cần thiết cho quá trình hấp thụ thức ăn của hệ tiêu hóa. Những thay đổi này sẽ gây ra khá nhiều khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B6, axit folic và vitamin B12.
Vị giác suy giảm gây chán ăn
Vị giác của người già thường hay bị suy giảm nên họ thường mắc một số bệnh cần phải được điều trị bằng thuốc như bệnh mãn tính. Do đó, họ có thể sẽ cần phải uống các loại thuốc khác nhau để kiểm soát vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị này thường có tác dụng phụ là gây khó chịu ở dạ dày, dễ gây nên tình trạng chán ăn và thiếu chất dinh dưỡng.
Tâm lý thay đổi thất thường
Nhiều người cao tuổi sẽ thường cảm thấy bị cô đơn, chán nản và không có hứng thú đối với việc ăn uống. Tuy nhiên đôi lúc, một số vấn đề về tâm trạng có thể khiến cho nhiều người muốn ăn nhiều hơn và dẫn đến cân nặng tăng lên nhanh chóng.
Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già
Những thay đổi về chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi có thể ảnh hưởng tới cơ chế hấp thụ thức ăn của cơ thể, khẩu vị và cả nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi, các bạn cần chú ý tới những điều sau:
Nguyên tắc xây dụng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Trước khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già thì bạn cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Khẩu phần ăn dành cho người cao tuổi cần phải đảm bảo đủ nhu cầu và cân đối các chất dinh dưỡng, bao gồm: Chất béo, đạm, tinh bột, nước, vitamin, khoáng chất và chất xơ,…
- Chế biến các loại thức ăn dễ tiêu hóa và nên có món canh trong bữa ăn.
- Không được bỏ qua bất kỳ một bữa ăn nào trong ngày.
- Có kế hoạch về thực đơn, quá trình theo dõi và đánh giá bữa ăn cụ thể.
- Theo dõi thường xuyên về vòng eo, cân nặng và tỷ lệ mỡ thừa.
Về khẩu phần ăn
So với những người trong độ tuổi 25 thì nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi sẽ bị suy giảm khoảng 20%, còn với người trên 70 là 30%. Vì vậy, theo như khuyến cáo của các chuyên gia chăm sóc người già thì khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già thì bạn cần duy trì nhu cầu năng lượng cho người cao tuổi khoảng từ 1.700 – 1.900 calo / người / ngày. Về tỷ lệ nhóm chất, năng lượng từ chất béo chiếm khoảng 18%, ngũ cốc chiếm 68% và chất đạm là 14% tổng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn.
Về tinh bột, chất béo, chất đạm và muối
- Tinh bột: Nên hấp thụ ở mức độ vừa phải và mỗi bữa chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa cơm. Ăn thêm khoai, sắn củ để cung cấp thêm chất xơ và ngăn ngừa táo bón.
- Chất béo: Ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật. Trong đó, tỷ lệ chất béo từ thực vật nên chiếm khoảng 35% tổng lượng chất béo. Đối với những người bị các bệnh tim mạch hay tăng huyết áp thì nên ăn dầu thực vật bởi không có cholesterol và ít axit béo bão hòa hơn so với mỡ động vật.
- Chất đạm: người cao tuổi trung bình thường có nhu cầu protein khoảng từ 60 – 70g / ngày. Trong đó, đạm động vật nên chiếm khoảng 30% lượng protein nạp vào cơ thể. Lưu ý, với những người cao tuổi thì nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ mà cần tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi (tôm, cua, cá) và protein thực vật (đỗ, lạc, vừng, đậu phụ,…). Ngoài ra, bạn cũng cần nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: Da, óc, nội tạng động vật,… nên ăn thêm sữa chua, cá và giới hạn số quả trứng là 3 quả / tuần.
- Muối: Cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như cà muối, dưa, thức ăn được chế biến sẵn. Lượng muối cũng nên kiểm soát ở mức dưới 150g / người / tháng vì nếu ăn nhiều sẽ khiến tình trạng cao huyết áp của bạn thêm trầm trọng hơn.
Về chất xơ, nước và các khoáng chất
- Chất xơ: Người cao tuổi thường tiêu thụ chất xơ khoảng 25g / ngày. Trong đó, chất xơ hòa tan sẽ làm giảm cholesterol và đường máu nên rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, tăng huyết áp. Ngoài ra, chất xơ còn kích thích nhu động ruột, phòng tránh xơ vữa động mạch và tránh táo bón. Vậy nên, người cao tuổi nên ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả và khoáng chất. Nếu được thì nên ăn khoảng 300g rau xanh và 100g trái cây mỗi ngày.
- Nước: Vì sợ đi tiểu đêm gây mất ngủ mà những người lớn tuổi thường ngại uống nhiều nước. Trong khi đó, nước lại có vai trò rất lớn trong việc đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người cao tuổi nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước và chủ động uống ngay cả khi chưa thấy khát. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm các loại chè sen, trà xanh hay trà ngó sen,… cũng rất tốt cho người cao tuổi.
- Vitamin và khoáng chất: Bạn nên ưu tiên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, D và một số loại khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, canxi,… để tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi.
Một số lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già
Ngoài việc thực hiện theo chế độ dinh dưỡng ở trên, các bạn cũng cần phải lưu ý đến một số lưu ý dưới đây để có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi thêm hiệu quả:
- Nên uống mỗi ngày một ly sữa ít béo, ít đường để có thể bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên tạo không khí thoải mái trong khi ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Ăn ngủ đúng giờ, đúng giấc, sinh hoạt điều độ, kết hợp với việc vận động để tiêu hóa được tốt hơn.
- Nên chế các món ăn thái nhỏ, mềm, nhừ để dễ dàng nhai nuốt và tiêu hóa được tốt hơn.
- Ưu tiên chế biến thức ăn thành những món luộc, hấp và thay thế cho món nướng, rán, mục đích để giảm hấp thu cholesterol và giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Nên thay đổi thực đơn một cách thường xuyên và tránh để thực đơn quá đơn điệu khiến khẩu vị dễ chán.
- Tránh ăn quá no và quá nhiều, đặc biệt là vào buổi tối.
- Với một số người mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường,… thì nên chọn thực phẩm phù hợp, có tác dụng kiểm soát bệnh tật.
- Sau khi ăn thì nên ngồi tại chỗ hoặc có thể cho người già đi lại nhẹ nhàng khoảng 30 phút để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
Trên đây là những hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc người cao tuổi được tốt nhất.